Câu trả lời và thái độ của bạn đối với công việc sẽ quyết định thái độ và ý thức tương lai của con đối với nghề nghiệp và cuộc sống.
Khoảng thời gian tôi làm việc trong công ty, sáng nào trước khi đi làm con cũng bám lấy, khóc thút thít, dù tôi có mua đồ chơi hay đồ ăn ngon để dỗ dành thì con cũng không nghe. Sau này, khi con lớn, hiểu chuyện hơn, con nói với bà: "Bố mẹ đi làm kiếm tiền. Chỉ sau khi kiếm được tiền mới mua được đồ ăn ngon. Khi lớn lên con cũng sẽ đi làm". Bà nội hỏi đùa cháu: "Sau này con sẽ đi học lớp gì?". Cháu bé nói: "Đi học lớp cháu có thể kiếm tiền và mua nhiều đồ chơi, đồ ăn vặt".
Đó là khi tôi nhận ra rằng có vẻ hơi không phù hợp khi lấy chuyện kiếm tiền để giải thích câu hỏi "tại sao mẹ đi làm" với con cái. Mặc dù đứa trẻ còn khá nhỏ nhưng ý nghĩ "kiếm tiền để mua thức TA - Decor ăn ngon" dường như đã ăn sâu vào trái tim. "Nếu không đi làm, lấy tiền đâu mà tiêu. Đồ ăn, đồ chơi của con chắc từ trên trời rơi xuống chắc"..., nhiều người hẳn sẽ trả lời như vậy. Thế nhưng hãy suy nghĩ kỹ, con bạn sẽ cảm thấy thế nào khi nghe câu trả lời "phũ phàng" như thế.
Tôi và bà nội vì thế sau đó vội vàng đánh trống lảng, không nói đến chủ đề này nữa.
Khi con khoảng bốn tuổi, tôi nghỉ việc ở công ty và chọn khởi nghiệp tại quê nhà. Đứa trẻ hỏi tôi: "Mẹ ơi, sao mẹ không đi làm?". Tôi nói với con: "Ngày xưa mẹ thích làm công ty, vừa kiếm tiền vừa làm được nhiều việc ý nghĩa, có thể học những kiến thức mới lạ. Giờ mẹ đã tìm ra hướng đi mới, đó là điều mẹ thích hơn, và công việc này cũng giúp mẹ mang lại hạnh phúc cho nhiều người hơn".
Ý nghĩa của công việc là gì? là một chủ đề tương đối sâu sắc đối với trẻ em, nhưng những ý tưởng mà cha mẹ truyền cho con cái sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Adele Farber, nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ TA - Decor từng nói: "Đừng đánh giá thấp tác động của lời nói đến cuộc sống của trẻ" . Khi đứa trẻ đặt câu hỏi "Tại sao bố mẹ phải đi làm" nó phản ánh suy nghĩ của trẻ về thế giới bên ngoài. Câu trả lời của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến quan điểm ban đầu của trẻ về nghề nghiệp và cuộc sống sau này.
Trong lá thư gửi con gái, một người cha đã từng viết: "Bố không bao giờ nói rằng đi làm để kiếm tiền, vì bố sợ con sẽ nghĩ tiền quan trọng hơn con". Bức thư này sau đó được người con lưu giữ nhiều năm, kể cả sau khi người cha mất: "Bố luôn cho tôi cảm giác rằng, dù ông làm gì, đi đâu thì tình yêu dành cho con vẫn luôn trọn vẹn", cô con gái chia sẻ.
Mẹ có thể áp dụng 3 bước sau:
Bước đầu tiên, khi trẻ quấy khóc, trước tiên mẹ phải xoa dịu cảm xúc của trẻ
Khi đứa trẻ đang khóc, đừng bao giờ lý luận, bởi vì những gì chúng ta đang nói bọn trẻ sẽ không hề nghe. Giống như khi bạn đang rất tức giận, ai đó nói rất nhiều điều lớn lao với bạn, điều này khiến bạn càng tức giận hơn. Tôi đã đọc một cuốn sách về kiến thức nuôi dạy con cái tên là "How to Speak, Children Will Listening; How to Listen, Children Will Talk", và những phương pháp tôi học được từ cuốn sách rất thực tế.
Khi con quấy khóc, mẹ chỉ biết xoa dịu cảm xúc và nói với con rằng: "Mẹ biết con buồn, mẹ đi làm mẹ cũng nhớ con lắm. Mẹ đừng buồn quá con nhé, mẹ sẽ về trong vài giờ nữa". Sự gắn bó của đứa trẻ với mẹ khiến con có tâm lý lo lắng khi chia ly. Việc đầu tiên chúng ta cần làm là giảm bớt sự buồn phiền, lo lắng của trẻ. Hãy nói con buồn không có gì là sai, sau đó dùng những lời an ủi, những cái ôm và những phương pháp để trẻ thư giãn. Chờ cho đến khi cảm xúc của trẻ thoải mái trước khi lý luận với trẻ.
Bước thứ hai, trong cuộc sống hàng ngày, hướng dẫn trẻ hiểu ý nghĩa của công việc
Có lần, chúng tôi dẫn con ra sân chơi. Có rất nhiều nhân viên an ninh ở lối vào của sân chơi, và con trai tôi hỏi tôi: "Mẹ ơi, các cô chú này làm nghề gì?". Tôi nói với con trai mình: "Những cô chú này ở đó để giữ an toàn cho chúng ta và ngăn chặn những kẻ xấu. Công việc của họ rất quan trọng, vì vậy họ không thể chỉ ở với bọn trẻ trong nhà của mình".
Cảnh sát bảo vệ sự an toàn, các giáo viên truyền tải kiến thức và các bác sĩ cứu sống bệnh nhân. Chúng ta cho trẻ hiểu ý nghĩa của những việc làm này ngay từ khi còn nhỏ, đồng thời cũng gieo vào tâm hồn trẻ một hạt giống lý tưởng. Hãy để con lựa chọn những việc có ý nghĩa để làm, đừng chỉ vì một số lợi ích, đây chính là khuôn mẫu tu dưỡng của trẻ.
Bước thứ ba là nói với bọn trẻ rằng mọi người đều có quyền làm những gì chúng thích
Khi trẻ muốn ngăn mẹ đi làm, chúng ta có thể nói với trẻ: "Mẹ đi làm là việc mà mẹ rất thích, có thể cùng với những người bạn tốt, giống như các con ra sân chơi vậy". Sự theo đuổi và yêu thích công việc của một người mẹ là hướng dẫn tích cực cho con cái. Đồng thời bằng cách này, trẻ sẽ có động lực hơn trong học tập, khi mong muốn có được niềm hạnh phúc khi đi làm như bố mẹ mình.
Bất kỳ lời nào cha mẹ nói sẽ để lại dấu ấn trên hành trình trưởng thành của mỗi đứa con. Câu trả lời và thái độ của bạn đối với công việc sẽ quyết định thái độ và ý thức tương lai của con đối với nghề nghiệp và cuộc sống. Do đó khi con hỏi "Mẹ ơi, tại sao mẹ lại đi làm", xin hãy cúi xuống và giải thích một cách kiên nhẫn.
Theo Hiểu Đan
Phụ nữ Việt Nam