Trong khi nhiều địa phương vẫn loay hoay với mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chọn lựa cây trồng nào để vừa tăng độ phủ rừng, vừa mang lại giá trị kinh tế cao thì Lào Cai đã sớm bứt phá nhờ khám phá ra ưu thế của cây quế.
10 năm trước, khi tuyến cao tốc Hà Nội- Lào Cai mới hoàn thành, hai bên đường chỉ nhìn thấy một vùng đồi núi trọc, toàn cây sắn. Giờ đây dọc tuyến cao tốc, những cánh rừng quế bạt ngàn một màu xanh mướt đã cho thu hoạch.
Với hơn 6.000 cây cảnh phong thủy ha quế, xã Xuân Hòa và xã Vĩnh Yên được gọi là “thủ phủ” quế của huyện Bảo Yên, với nhiều "tỷ phú chân đất" đi lên từ cây quế. Giờ đây, phương pháp canh tác quế đã được người dân thực hiện theo đúng quy trình bài bản, 2 năm đầu trồng sắn xen quế để che mát cho cây quế non, khi quế được 4 đến 5 năm tuổi, bắt đầu tỉa cành bán, đến khi tận dụng hết giá trị của lá quế mới khai thác vỏ, sau 12-15 năm hết một vòng chu kỳ cây quế.
Ông Phạm Hồng Thái, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Yên chia sẻ, từ khi đưa cây quế là cây chủ lực trong phát triển rừng, bà con đã tự tìm tòi nghiên cứu các phương pháp chăm sóc cây, thay vì cán bộ kiểm lâm phải hướng dẫn như trước đây. "Việc phát triển cây quế giúp công tác phòng cháy rừng được người dân quan tâm hơn vì đó là tài sản của người dân. Vào mùa khô người dân thường xuyên đi tuần tra cũng như hạn chế đốt lửa ở gần rừng".