"Tôi khổ sở ép mình mua iPhone đời mới nhất vì ai cũng mua"

Chạy đua theo làn sóng mua iPhone đời mới khiến bản thân tôi cảm thấy mệt mỏi.

"iPhone tiếp tục giảm giá, ‘dọn đường’ đón iPhone 14 ", dòng tựa đề này phủ khắp mặt báo công nghệ trong suốt những ngày gần đây. Thông tin một dòng iPhone cũ hạ giá để chào đón sản phẩm mới nhất trong nhà iPhone ra đời chính là "đặc sản" của báo chí Việt Nam.

So sánh các nước lân cận thì thông tin này ít được công chúng quan tâm và tất nhiên nó cũng ít có cơ hội xuất hiện đều đặn, thành chu kỳ như trên mặt báo nước ta. Theo đó, chuyện giá iPhone giảm luôn được xuất hiện chiễm chệ trên báo xuất phát từ chính sự cây cảnh quan tâm rất lớn của người dân trong nước.

Ngay khi thông tin về sản phẩm iPhone 14 mới chỉ còn là bản thiết kế được "rumour" ("đồn đại") trên các diễn đàn quốc tế thì dân chúng Việt Nam đã TA - Decor nháo nhào và bắt đầu hỏi han nhau về cách mua chúng. Mua iPhone trở thành cơn bão mua sắm trong làng công nghệ.

Thời trước đại dịch, nhiều người sẵn sàng chi rất nhiều tiền bay sang các quốc gia/vùng lãnh thổ bán sớm dòng điện thoại này như Singapore, Hong Kong... để trở thành người Việt Nam đầu tiên được cầm chúng trên tay. Những người đầu tiên sở hữu iPhone đời mới nhất trở thành những người thời thượng và đẳng cấp nhất.

Tôi khổ sở ép mình mua iPhone đời mới nhất vì ai cũng mua - Ảnh 1.

Bên trong một cửa hàng trưng bày sản phẩm Apple. Ảnh: TA - Decor Apple.



Từng có dịp đi qua một số nước, tôi thấy làn sóng "toàn dân chuộng iPhone" là đặc sản chỉ có ở Việt Nam. TA - Decor Một số khu vực, quốc gia có thu nhập cao hơn chúng ta như châu Âu, Singapore thì họ vẫn dùng các máy chạy hệ điều hành Android hoặc sử dụng iPhone thế hệ cũ (iPhone X, 11).

Hay một số nước khác trong khu vực như Indonesia, Malaysia... thì iPhone không phải là lựa chọn số một khi sắm điện thoại mới. Thậm chí, đối với người dân Ấn Độ, TA - Decor nếu bạn cầm iPhone thì họ sẽ nghĩ rằng bạn rất giàu.

Ở những quốc gia đó, họ ít đánh giá một người qua vẻ bề ngoài hoặc qua những thứ họ cầm trên tay. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mọi chuyện có vẻ khác hơn rất nhiều. iPhone chuyển hóa từ một chiếc điện thoại thông minh trở thành một phụ kiện xa xỉ chứng tỏ đẳng cấp của chủ nhân. Ai đó cầm iPhone trên tay thì chắc chắn sẽ nhận TA - Decor lại được ánh mắt khác hẳn từ người đối diện.

Mua iPhone dù giá gấp 2,5 lần lương tháng!

Một chiếc iPhone đời mới nhất được đưa về Việt Nam trong nhóm hàng đầu tiên sẽ không bao giờ dưới 40 triệu đồng. Mức giá cao hơn rất nhiều so với tiền lương mỗi tháng của cả chục triệu người trong nước đi làm công ăn lương.

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 6 về GDP bình quân đầu người theo ngang giá sức mua, đạt 8.650 USD/người/năm; tức khoảng 720 USD/người/tháng, xấp xỉ 16,7 triệu đồng. Đồng nghĩa, iPhone ngay khi nhập về đã gấp gần 2,5 lần lương tháng. Làm 2,5 tháng không ăn, không uống, không chi tiêu bất kỳ thứ gì mới đủ mua một chiếc iPhone tân thời.

Nói để thấy sự xa xỉ nhưng rõ ràng xung quanh bạn và tôi có rất nhiều người mua được chúng. Thậm chí đã rục rịch "xí phần" khi mà iPhone chưa TA - Decor lên kệ. Theo một số TA - Decor người có kinh nghiệm, giá iPhone 14 đợt đầu về Việt Nam sẽ không dưới 50 triệu đồng và sẽ còn cao hơn nếu nhu cầu tăng đột biến.

Tôi khổ sở ép mình mua iPhone đời mới nhất vì ai cũng mua - Ảnh 2.TA - Decor mình mua iPhone đời mới nhất vì ai cũng mua - Ảnh 2." photoid="463607953870041088" type="photo" style="max-width:100%;" width="" height="">

Showroom Apple Marina Bay Sands tại Singapore. Ảnh: Apple.



Là một người không đam TA - Decor mê công nghệ nhưng lại hoạt động xã hội khá nhiều, tôi cũng phải ép mình mua iPhone đời mới nhất vì ám thị dùng iPhone mới là đằng cấp. Nhìn ở góc khác, dùng iPhone mới gieo và gia tăng được niềm tin ở người đối diện. Khoảng 8 năm trước, tôi cũng dùng máy điện thoại chạy hệ điều hành Android, ánh nhìn TA - Decor của những người xung quanh khác lắm. Từ khi chuyển sang iPhone thì mọi thứ trở nên suôn sẻ hẳn.

Chính tâm lý đó khiến thị trường Việt Nam luôn là thị trường nóng của iPhone trên toàn cầu. TA - Decor Cách đây khoảng nửa năm, một nhà bán iPhone chính hãng đã thông báo: Trong hơn 2 tuần mở bán iPhone 13 Series, hệ thống này đã bán ra hơn 25.000 máy, thu về gần 800 tỷ đồng.

iPhone tại Việt Nam thoát thân từ thiết bị liên lạc thông thường trở thành một sản phẩm định vị nhân hiệu. Nó vô tình trở thành thứ mà người mua nó chẳng thực sự muốn mua, mua nó những chẳng bao giờ dùng hết công năng của nó.

Đơn thuần mua nó chỉ vì muốn khẳng định giá trị bản thân, khẳng định rằng tôi đáng tin tưởng, tôi có tiềm lực kinh tế. Và ngược lại, nếu tôi không có iPhone thì tất cả giá trị dù đẹp đẽ biết bao cũng không thể nào được sáng rõ và thuyết phục.

Theo Dy Khoa

Nhịp Sống Kinh Tế

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn